ph
QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ
TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA TRƯỜNG MẦM NON QUANG TRUNG
Phần
I
Những
quy định chung
1- Quy chế thực hiện
dân chủ trong sinh hoạt của cơ quan nhằm phát huy làm chủ cán bộ công chức góp
phần xây dựng cơ quan trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ CBCC là công bộc
của nhân dân, có đủ phẩm chất năng lực làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu
quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước, ngăn chặn và chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu phiền hà sách nhiễu dân.
2- Phát huy quyền làm
chủ CBCC, gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo tổ chức Đảng ở cơ quan, chấp
hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ thủ trưởng và phát huy vai
trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.
3- Dân chủ trong khuôn
khổ của Hiến pháp và Pháp luật: Phát huy dân chủ nhưng đồng thời kiên quyết xử
lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm hiến pháp, pháp luật và xâm phạm
quyền tự do dân chủ của nhân dân, cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan.
Phần II
trách nhiệm của thủ trưởng cơ
quan
1- Thủ trưởng cơ quan
quản lý và điều hành hoạt động của cơ quan theo chế độ thủ trưởng, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ hoạt động của cơ quan và về việc
thi hành nhiệm vụ, công cụ của CBCC thuộc quyền theo quy định của Pháp luật.
2- Hàng tháng thủ
trưởng cơ quan (Hiệu trưởng) tổ chức họp hội đồng Nhà trường đánh giá việc thực
hiện công việc trong tháng. Lắng nghe ý kiến đóng góp của CBCC và đề ra những
công việc chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới.
Hàng tháng Hiệu
trưởng Nhà trường phải xem xét thực hiện các Nghị quyết của Đảng và nhiệm vụ
của trường. Tiến hành đánh giá việc thực hiện kế hoạch của trường trong sơ kết
học kỳ I và tổng kết cuối năm học.
3- Hiệu trưởng nhà
trường có trách nhiệm quản lý CBCC trong trường về mặt tư tưởng, phẩm chất đạo
đức, sử dụng lao động, thực hiện chính sách để xây dựng đội ngũ CBCC có phẩm chất năng lực.
4- Hàng năm tiến hành
thực hiện đánh giá đối với CBCC thuộc quyền quản lý, tiến hành công khai dân
chủ trước Hội đồng nhà trường.
5- Hiệu trưởng nhà
trường phải lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của CBCC, không có hành vi trù
dập đối với CBCC đã góp ý phê bình mình.
6- Hiệu trưởng nhà
trường chịu trách nhiệm về việc sử dụng có hiệu quả tài sản của cơ quan, tiết
kiệm kinh phí được cấp, thực hiện các quy định về công khai tài chính, mua sắm
trang thiết bị và tài sản của trường.
7- Hiệu trưởng nhà
trường trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện các
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, xử lý và tạo điều kiện để
cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý người có hành vi tham nhũng. Nếu thiếu
trách nhiệm để sẩy ra tham nhũng trong cơ quan mình thì bị xử lý theo quy định
của Pháp luật.
8- Hiệu trưởng phối
hợp cùng với Công đoàn tổ chức Hội nghị cán bộ viên chức lao động mỗi năm một
lần vào đầu năm học.
Phần III
Trách nhiệm của CBCC
1- CBCC phải thực
hiện nghĩa vụ của CBCC và không được làm những việc đã bị cấm theo quy định của
Pháp luật, trước thủ trưởng cơ quan về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của
mình, có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư.
2- Trong khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ CBCC phải phục tùng sự chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên.
CBCC có quyền trình
bày ý kiến, đề xuất việc giải quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của
mình khác với ý kiến của người phụ trách trực tiếp, nhưng vẫn phải chấp hành sự
chỉ đạo của người phụ trách trực tiếp, đồng thời có quyền bảo lưu ý kiến và báo
cáo lên cấp trên.
3- Cán bộ công chức
phải tự phê bình nghiêm túc, phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm để không
ngừng tiến bộ, phải thẳng thắn phê bình, đấu tranh để xây dựng nội bộ cơ quan
trong sạch vững mạnh, kể cả đóng góp ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch, nhiệm
vụ của Nhà trường.
Phần IV
Những việc cán bộ công chức phải
được biết.
1- Những việc sau đây
phải công khai cho CBCC biết:
- Chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan.
- Kế hoạch công tác
hàng năm, hàng tháng của cơ quan.
- Kinh phí hoạt động
hàng năm bao gồm các nguồn kinh phí do ngân sách cấp, các nguồn thu và quyết
toán kinh phí hàng năm của cơ quan.
- Tuyển dụng khen
thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương và đề bạt CBCC.
- Các vụ việc tiêu
cực tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận.
- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.
- Nội quy, quy chế cơ quan.
2- Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo cho CBCC biết những vấn
đề được quy định tại Điều trên thông qua Hội nghị CBCC hàng năm hoặc liêm yết
tại cơ quan. Thông báo bằng văn bản cho Đảng uỷ, BCH Công đoàn cơ quan.
Phần V
Những
việc cán bộ công chức tham gia ý kiến.
( Thủ trưởng cơ
quan quyết định)
1- Những việc CBVC tham gia ý kiến trực tiếp trước khi thủ trưởng cơ
quan quyết định gồm có:
- Chủ trương giải pháp thực hiện Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà
nước liên quan đến công việc của cơ quan.
- Kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan.
- Tổ chức phong trào thi đua.
- Báo cáo sơ, tổng kết của cơ quan.
- Các biện pháp cải tiến tổ chức và nề lối làm việc, thực hành tiết kiệm
chống lãng phí, chống tham nhũng, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân.
- Thực hiện các chế độ chính sách liên quan đến quyền lợi của CBVC.
- Nội quy, quy chế cơ quan.
2- Hình thức lấy ý
kiến tham gia.
- Các bộ công chức
tham gia ý kiến trực tiếp với người phụ trách, với thủ trưởng cơ quan.
- Thông qua Hội nghị
CBVC của cơ quan.
3- Khi quyết định
những vấn đề nêu trên thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo giải thích
cho CBVC biết.
Phần VI
Những Việc cán bộ viên chức giám
sát kiểm tra.
1- Những việc CBVC
giám sát kiểm tra gồm có:
- Thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ
quan.
- Thực hiện kinh phí
hoạt động, chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan...
- Thực hiện nội quy,
quy chế cơ quan.
- Thực hiện các chế
độ chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của cán bộ công chức trong cơ
quan.
2- Việc giám sát kiểm
tra của CBVC đối với những điều nêu trên được thông qua:
- Ban thanh tra nhân dân của cơ quan.
- Kiểm điểm công tác, phê bình và tự phê bình trong các cuộc sinh hoạt
định kỳ của đơn vị công tác.
- Hội nghị CBVC cơ quan.
Phần VII
Quan hệ
với công dân cơ quan tổ chức.
1- Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc
liêm yết công khai tại công sở để công dân, cơ quan, tổ chức biết.
- Công tác tuyển sinh hàng năm.
- Các khoản thu của trường theo văn bản quy định.
2- Thủ trưởng cơ quan chỉ đạo và kiểm tra CBVC trong việc giải quyết
công việc với nhân dân, phụ huynh học sinh kịp thời có những biện pháp xử lý
thích hợp đối với nhũng CBVC không hoàn thành nhiệm vụ.
3- Khi nhân dân, phụ huynh, các tổ chức có yêu cầu, CBVC có trách nhiệm
giải quyết các yêu cầu đó theo thẩm quyền và trách nhiệm của mình không được
quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết công
việc.
Phần VIII
Quan hệ
với các cấp trên.
1- Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm phục tùng sự chỉ đạo hướng dẫn và
chấp hành các quyết định của cơ quan cấp trên.
Cơ quan có quyền phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực
hiện chức năng nhiệm vụ của mình, kiến nghị lên cơ quan cấp trên những vấn đề
không phù hợp, cần sửa đổi bổ sung trong các chế độ chính sách, các quy định
của pháp luật và trong chỉ đạo điều hành của cơ quan cấp trên.
2- Cơ quan được quyền tham gia đóng góp ý kiến phê bình đối với cơ quan
cấp trên.
Khi được yêu cầu cơ quan có trách nhiệm nghiên cứu tham gia ý kiến những
nội dung do cơ quan cấp trên gửi đến.
3- Cơ quan có trách nhiệm báo cáo tình hình công tác lên cơ quan cấp
trên theo quy định, đối với nhũng vấn đề nảy sinh vượt quá khả năng giải quyết
thì phải báo cáo kịp thời với cơ quan cấp trên để xin ý kiến chỉ đạo.
Nội dung báo cáo lên cơ quan cấp trên phải khách quan trung thực.
* Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của trường Mầm non Quang Trung
được thực hiện từ năm học 2015 - 2016 và được bổ sung vào những năm tiếp
theo./.