Giới thiệu về nhà trường 

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG

 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

   

Trường THCS Nguyễn Văn Cừ - TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh được thành lập theo Quyết định Số: 3883/QĐ-UBND ngày 07 tháng 12 năm 2006  của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở tách ra độc lập từ Trường THPT Hoàng Văn Thụ. Trong những năm vừa qua trường THCS Nguyễn Văn Cừ đang đi trên chặng đường đầu tiên đầy thử thách khó khăn nhưng cũng có nhiều thuận lợi. Qua 05 năm xây dựng và trưởng thành, nhà trường đã và đang từng bước hoàn thiện và ổn định, hiện nay trở thành một ngôi trường đạt chuẩn Quốc gia từ thời điểm tháng 01/2011, là một nhà trường có chất lượng giáo dục phát triển, một địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh.

       Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016 - 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường, hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên  nhân viên và học sinh nhà trường.

 Xây dựng và triển khai chiến lược của nhà trường THCS  Nguyễn Văn Cừ là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong công việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ phường Vàng Danh, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Uông Bí khoá XIX, cùng các trường THCS xây dựng Ngành giáo dục Uông Bí  phát triển theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hội nhập với các nước khu vực và thế giới.

A- ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

I. Môi trường bên trong

1. Những đặc điểm cơ bản trong những năm qua.

Các chỉ tiêu cơ bản

Năm học

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

1. Quy mô phát triển

 

 

 

 

 

Lớp

20

20

20

20

20

Học sinh

812

790

655

641

692

Phòng học

22

20

20

20

22

Trường đạt chuẩn Quốc gia năm 2011

 

 

 

2. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

 

 

 

CBQL

03

03

03

03

03

Cán bộ, giáo viên

47

45

46

52

48

Biên chế: 34

Biên chế: 34

Biên chế: 34

Biên chế: 36

Biên chế: 34

Trình độ đạt chuẩn

100%

100%

100%

100%

100%

Trình độ trên chuẩn

52%

50%

52%

57%

63%

2. Điểm mạnh

* Học sinh: Số học sinh trên lớp không quá 45 tạo điều kiện giảng dạy tốt.

 Hầu hết các em học sinh ngoan, có truyền thống hiếu học.

* Giáo viên: Nhiệt tình, trách nhiệm, có tinh thần đoàn kết, yêu nghề, gắn bó với nhà trường. Trình độ đào tạo, chất lượng chuyên môn nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay.

* Cơ sở vật chất: Đủ phòng học đảm bảo cho việc tổ chức dạy và học 01 ca, có đủ các phòng học bộ môn, đồ dùng dạy học tương đối đầy đủ, hiện đại. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học được bổ sung hàng năm. Cảnh quan môi trường tương đối xanh, sạch, đẹp.

* Công tác quản lý của Ban giám hiệu: Có tầm nhìn khoa học, sáng tạo. Kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường.

3. Điểm hạn chế

* Học sinh: Chất lượng đầu vào còn thấp, nhiều học sinh còn ham chơi, chưa xác định được động cơ, thái độ học tập; Trình độ dân trí còn chưa đồng đều nên nhiều gia đình phụ huynh có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường.

* Giáo viên: Chất lượng đội ngũ không đồng đều, vẫn còn một bộ phận giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Thậm chí còn có giáo viên trình độ chuyên môn hạn chế, chưa nêu cao tinh thần tự học, sáng tạo, sự tín nhiệm của học sinh và đồng nghiệp chưa cao.

* Về cơ sở vật chất: Mặc dù đã được đầu tư, cải tạo song cơ sở vật chất chưa thật sự đồng bộ, hiện đại. Số lượng phòng học bộ môn chưa nhiều. Chưa có nhà tập đa năng.

* Về tổ chức quản lý của ban giám hiệu:

- Chưa được chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cao.

- Đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa thực chất, phân công công tác chưa phù hợp với năng lực, trình độ khả năng của một số giáo viên.

II. Môi trường bên ngoài

1. Thời cơ

- Nhà trường đã đạt chuẩn Quốc gia, tiếp tục lộ trình phấn đấu duy trì giữ vững trường đạt chuẩn Quốc gia.

- Nhà trường đã có sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong khu vực.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.

- Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng.

2. Thách thức

- Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập. Bên cạnh đó là yêu cầu về đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục, sách giáo khoa.

- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng CNTT trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Các trường THCS ở khu vực tăng về số lượng chuẩn hoá và chất lượng giáo dục.

III. Đánh giá những mặt đạt được và những mặt chưa đạt được trong thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2015.

1. Mặt đạt được:

Các chỉ tiêu cơ bản

Năm học

2010-2011

2011-2012

2012-2013

2013-2014

2014-2015

1. Phát triển

 

 

 

 

 

Lớp

20

20

20

20

20

Học sinh

812

790

655

641

692

Phòng học

22

20

20

20

22

Phổ cập

Đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Trường đạt chuẩn Quốc gia

 

 

 

 

2. Chất lượng

 

 

 

 

 

Tỉ lệ lên lớp

97,2%

96,6%

96,6%

97,5%

97,6%

Xếp loại  Khá + Giỏi

58,9

40,5

 

 

 

Tỉ lệ tốt nghiệp THCS

96,5

97,6

100%

100%

100%

HSG cấp Thị xã (TP)

88

68

51

102

48

HSG cấp tỉnh

14

14

09

20

12

HSG cấp Quốc gia

-

-

-

01 HCB

-

3. Thi đua tập thể, cá nhân

 

 

 

 

GVG cấp trường

40

30

31

36

39

GVG cấp thành phố

12

-

7

-

09

GVG cấp tỉnh

02

-

-

-

04

LĐTT

44

44

47

45

48

CSTĐ

12

9

12

9

7

TTLĐTT

4

3

4

4

5

Đơn vị

Tập thể Lao động xuất sắc cấp tỉnh 5 năm liên tục;

Bằng khen của UBND tỉnh năm học 2014 – 2015;

Cơ quan văn hóa xuất sắc cấp tỉnh;

Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích;

Giấy khen của UBND thành phố về thành tích xuất sắc trong 10 năm tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc;

Chi bộ

TSVM

tiêu biểu

TSVM

tiêu biểu

TSVM

TSVM

TSVM

tiêu biểu

Công đoàn

VMXS

cấp thị

VMXS

cấp TP

Giấy khen của LĐLĐ Việt Nam

VMXS

cấp TP

VMXS

cấp TP

Chi đoàn giáo viên

VMXS

VMXS

VMXS

VMXS

VMXS

Liên đội

VMXS

cấp thị

VMXS

cấp TP

VMXS

cấp TP

VMXS

cấp TP

VMXS

cấp TP

 

* Nguyên nhân khách quan:

Sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ, UBND huyện, Sở GD&ĐT, sự quan tâm chỉ đạo điều hành của Phòng GD&ĐT và chính quyền các cấp; sự đóng góp của các tổ chức đoàn thể trong, ngoài nhà trường, của cha mẹ học sinh và toàn dân đối với giáo dục đã góp phần quyết định cho sự thành công của sự nghiệp giáo dục.

Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn của thời kỳ đổi mới đã tạo môi trường với các điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước đã liên tục tăng trong các năm qua.

Truyền thống hiếu học của dân tộc được phát huy mạnh mẽ, thể hiện trong từng gia đình, từng cộng đồng dân cư. Người dân đã có những đóng góp công sức, tiền của đầu tư và khuyến khích động viên con em vượt khó, chăm chỉ học tập, hỗ trợ và tạo điều kiện dạy tốt, học tốt cho nhà trường trong các năm qua.

* Nguyên nhân chủ quan:

Tinh thần đoàn kết đồng thuận trong nội bộ, không khí nhà trường thân thiện kỷ cương, cởi mở, an toàn; Lòng yêu nước, yêu người, yêu nghề, sự nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và quyết tâm đổi mới của ngành giáo dục đào tạo huyện đã góp phần quan trọng thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. Đội ngũ nhà giáo cố gắng vượt qua mọi khó khăn, thử thách to lớn, cùng chung sức đóng góp cho sự phát triển của ngành giáo dục.

 

2. Mặt chưa đạt được:

- Chưa được quyền chủ động tuyển chọn và sử dụng nhân sự.

- Còn hạn chế trong sử dụng chuẩn để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên; đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính động viên, chưa sát chuẩn.

- Tiếp cận CNTT và các phần mềm quản lý của nhà trường còn hạn chế.

- Còn hạn chế trong việc chỉ đạo đưa một số phương pháp dạy học hiện đại vào giảng dạy.

- Sản phẩm đầu ra còn có học sinh yếu, kém, học sinh xếp loại đạo đức yếu.

- Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, hiện đại, phòng học bộ môn, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu.

 

* Nguyên nhân khách quan:

 - Cơ chế tuyển dụng lao động chưa thực sự giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các nhà trường.

- Một bộ phận cán bộ, giáo viên lớn tuổi có hạn chế trong việc tiếp cận CNTT, sử dụng các phần mềm công nghệ.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Còn một bộ phận nhỏ giáo viên còn non về năng lực chuyên môn, chưa tích cực nghiên cứu cập nhật những yêu cầu mới về dạy và học, chậm đổi mới, ít sáng tạo, ít tự học, chưa thật chủ động tích cực vận dụng các yêu cầu chuẩn để tự học, tự rèn, tự đánh giá, tự hoàn thiện nâng cao nghề nghiệp, còn bảo thủ.

- Nhiều học sinh vẫn quen lối học thụ động, chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ tự học, chưa rèn để học sinh có phương pháp học tập chủ động và tích cực.

- Cơ sở vật chất chưa được bổ sung kịp thời, chất lượng đồ dùng thiết bị chưa thực sự đảm bảo.

3. Các vấn đề ưu tiên

- Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh, lấy học sinh làm trung tâm.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý, ứng dụng các chuẩn vào đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy.

- Bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường tốt phục vụ giảng dạy học tập và hoạt động của học sinh.

B- ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

I. Sứ mệnh

Tạo dựng được môi trường học tập và rèn luyện nề nếp, kỷ cương có chất lượng giáo dục ngang tầm trong khu vực, để mỗi học sinh  đều có cơ hội phát triển tài năng và tư duy sáng tạo.

II. Tầm nhìn

Là một trong những trường có chất lượng tốt trong khu vực mà học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới đỉnh cao.

III. Giá trị cốt lõi

        - Tình yêu thương

    -Tính trung thực

- Tinh thần trách nhiệm

        - Sự hợp tác, hiệu quả

    - Tính sáng tạo

- Khát vọng vươn lên

IV. Phương châm hành động

Chất lượng dạy và học là uy tín, danh dự của nhà trường

 

C- MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

I. Mục tiêu chung.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

II. Mục tiêu cụ thể.

2.1 Đội ngũ cán bộ, giáo viên :

- Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.

 - Cán bộ, giáo viên chủ động trong việc khai thác và ứng dụng CNTT vào quản lý, dạy và học.

- Số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin trên 35%

- 100% cán bộ quản lý có trình độ trên chuẩn; Trên 90% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Tỉ lệ giáo viên giỏi cấp thành phố, cấp tỉnh trên 20%.

2.2. Học sinh

- Quy mô:

+ Lớp học: 21 – 22 lớp

+ Học sinh : 750 – 800 học sinh

- Chất lượng học tập :

+ Trên 60% học lực khá giỏi (15% học lực giỏi )

+ Tỷ lệ học sinh yếu kém < 3 %.

+ Thi đỗ vào THPT: trên 90%

+ Thi học sinh giỏi cấp thành phố, tỉnh: 10% số học sinh đạt giải trở lên, nhiều học sinh đạt giải cao.

- Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt .

- Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, được tham gia tối đa các hoạt động trải nghiệm, có ý thức tự rèn luyện vươn lên.

2.3. Cơ sở vật chất

- Xây dựng đề án làm mái tôn che khu bãi tập TDTT.

- Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được nâng cấp. Trang thiết bị phục vụ dạy học và làm việc đạt tiêu chuẩn.

- Các phòng tin học, thí nghiệm, phòng thư viện, phòng bộ môn được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.

- Xây dựng  môi trường sư phạm " Xanh- sạch- đẹp- an toàn ".

 

D- CÁC GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

I. Thực hiện kế hoạch giảng dạy, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh.

- Đảm bảo thực hiện đúng, đủ nội dung, thời gian, thời lượng chương trình giáo dục theo quy định của ngành.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém đặc biệt  quan tâm tới chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá.

- Đổi mới phương pháp  dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung trương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn giúp học sinh có kỹ năng sống cơ bản .

- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.

- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách .

II. Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ.

- Đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác giúp đỡ nhau cùng tiến bộ .

- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.

- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV cốt cán các bộ môn, cán bộ GV trẻ, có năng lực, bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.

- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.

- Đầu tư mọi nguồn lực cho đội ngũ mũi nhọn, lựa chọn các phương pháp giáo dục linh hoạt, phù hợp phát triển tối đa năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu kém.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng, các Tổ trưởng chuyên môn.

III. Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học theo hướng đa dạng hóa và hiện đại hóa.

- Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài.

- Tham mưu Đảng, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng bổ sung thêm các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng…đảm bảo đúng tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn,  khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS …

- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên với Nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Internet. Thúc đẩy hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh thông qua mạng, hướng dẫn học sinh tự học, tự tìm hiểu tri thức

Người phụ trách: Hiệu trưởng, giáo viên phòng bộ môn, thiết bị, thư viện, kế toán, nhân viên bảo vệ.

IV. Thực hiện hiệu quả chính sách giáo dục, huy động nguồn lực tài chính, xã hội hóa giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của nhà trường, các đoàn thể.

- Xây dựng nhà trường có văn hoá, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của CBGV NV và HS.

- Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và minh bạch các nguồn thu chi theo quy định.

- Không tồn đọng việc thu chi trái quy định của pháp luật và của ngành, của địa phương.

- Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào việc phát triển nhà trường .

* Nguồn lực tài chính :

 + Ngân sách nhà nước

 + Ngoài ngân sách:Từ nguồn xã hội hóa, …

 + Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường (nếu có).

* Nguồn lực vật chất :

+ Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc,các công trình phụ trợ.

+ Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học

 Người phụ trách: Ban giám hiệu, Ban chấp hành Công đoàn, Hội CMHS.

V. Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, tăng cường giao lưu, hợp tác quốc tế.

- Tích cực tham gia xây dựng và đạt danh hiệu Trường học hợp tác quốc tế - ISA. Bước đầu triển khai đề án đưa người nước ngoài vào giảng dạy môn Tiếng Anh cho học sinh nhắm tăng cường khả năng nghe, nói cho học sinh với kỳ vọng cuối cấp học sinh có thể cơ bản giao tiếp với nhau hoặc với người nước ngoài bằng Tiếng Anh.

- Thông qua đội ngũ GVCN, các phương tiện truyền thông nhà trường thông tin kịp thời đến gia đình học sinh tình hình học tập, sinh hoạt của học sinh (điện thoại, phần mềm SMAS), gặp trao đổi trực tiếp (họp định kỳ, đột xuất với CMHS, phụ huynh học sinh).

- Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, lực lượng an ninh địa phương để nắm bắt tình hình, hoàn cảnh học sinh để có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ, uốn nắn học sinh kịp thời theo định hướng giáo dục của nhà nước.

Người phụ trách: Hiệu trưởng, TTCM, trưởng các đoàn thể, GVCN, giáo viên dạy Tiếng Anh.

 

E- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phổ biến kế hoạch chiến lược

  Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường .

 

2. Tổ chức:

  Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường .

3. Lộ trình kế hoạch chiến lược

- Giai đoạn 1: Từ năm 2016 - 2018

- Giai đoạn 2: Từ năm 2018 - 2020

4. Đối với hiệu trưởng

  Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược với từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học.

5. Đối với phó hiệu trưởng

 Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể đồng thời kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện .

6. Đối với tổ trưởng chuyên môn

Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch

7 . Đối với các cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên.

  Căn cứ vào kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.