Untitled [1] 
Untitled [2] 

CHUYÊN ĐỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DAY HOC(BẢNG TƯƠNG TÁC)

Hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những việc làm được ưu tiên hàng đầu nhằm xây dựng lớp học tích cực, phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh. Sử dụng bảng tương tác trong dạy - học là một khái niệm khá mới mẻ với giáo viên và học sinh bậc THCS tại thành phố Uông Bí. Bảng tương tác là một thiết bị thiên về tính tương tác, có nghĩa là không chỉ giáo viên mà còn học sinh đều có thể tác động vào bài giảng. Nội dung bài học có thể thay đổi tùy ý theo từng đối tượng học sinh. Giáo viên có thể trực tiếp thay đổi chương trình trên bảng mà không cần phải thông qua bảng phụ. Ngoài ra, có những tiết học giáo viên không cần phải soạn bài giảng điện tử ở nhà mà chỉ cần dùng phần mềm sách giáo khoa và trực tiếp phân tích, ghi chú trên đó.

Có thể nói, bảng tương tác (bảng điện tử activeboard) là sự kết hợp khá hoàn hảo giữa bảng viết và máy chiếu, khắc phục được những tồn tại của màn hình TV như chữ nhỏ, âm thanh không rõ, bài giảng khuôn mẫu…

Chiều ngày 17 tháng 4 năm 2018, thực hiện nhiệm vụ năm học 2017 – 2018 và Kế hoạch chuyên môn của cụm trường THCS Yên Thanh, THCS Trần Quốc Toản, TH&THCS Điền Công, trường THCS Yên Thanh đã tổ chức thành công chuyên đề "Ứng dụng CNTT trong dạy và học" với 02 tiết dạy sử dụng các thiết bị dạy học của phòng học thông minh.

Hình ảnh đồng chí Nguyễn Thị Minh trình bày báo cáo chuyên đề.

 

Hình ảnh một tiết Toán 7 – Cộng trừ đa thức một biến – Do đồng chí Nguyễn Thị Nga thực hiện.

 

 

Việc sử dụng bảng tương tác trong giảng dạy nói chung đã đạt kết quả khá khả quan. Hầu hết các em tỏ ra thích thú với việc có thể trực tiếp tham gia vào bài giảng và viết lên bảng cảm ứng. Đặc biệt ở phần luyện tập bài tập, học sinh hoạt động tích cực, sôi nổi và nghiêm túc hơn.

Trong thực tế mặc dù việc sử dụng bảng điện tử trong giảng dạy tin học vẫn còn một số hạn chế nhất định do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như đường truyền Internet chưa ổn định, kĩ năng thao tác trên máy tính bảng của học sinh còn chưa thuần thục, khả năng cập nhật các phần mềm dạy học của một số giáo viên còn hạn chế. Song, có thể khẳng định, phòng học thông minh với những TBDH tiên tiến đã mở ra triển vọng và tiềm năng mới trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường tính tích cực chủ động và khả năng tương tác của học sinh trong lớp học. Hy vọng trong tương lai gần, bảng điện tử sẽ là một thiết bị đồng hành với tất cả các giáo viên và bút điện tử sẽ được dùng thay thế cho phấn viết bảng độc hại.